Đông trùng hạ thảo có lịch sử sử dụng làm thuốc kéo dài hàng thiên niên kỷ ở các vùng của Châu Á. Đã có nhiều loại hợp chất có hoạt tính dược lý khác nhau như Cordycepin, Adenosine … có giá trị trong điều trị và bảo vệ tim mạch, phù hợp với người tăng huyết áp. Vậy dùng đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp như thế nào cho hiệu quả?
1. Tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh cao huyết áp
Các nghiên cứu đang ngày càng phát triển cho thấy lợi ích của Đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe của tim mạch nhất là người bệnh tăng huyết áp. Nó vừa giúp hạ huyết áp vừa giúp hỗ trợ điều trị các biến chứng có thể xảy ra ở người tăng huyết áp như suy thận mạn, thiếu máu cơ tim, suy tim…
Bệnh nhân cao huyết áp có sử dụng đông trùng hạ thảo được không?
-
Đông trùng hạ thảo được cho là có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh, cả hai đều có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị huyết áp cao.
-
Các tác dụng tim mạch của Đông trùng hạ thảo đang được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn vì nó hoạt động theo nhiều cách có thể bằng cách giảm huyết áp cao thông qua tác động giãn mạch trực tiếp hoặc trung gian thông qua các thụ thể M-cholinergic, dẫn đến cải thiện mạch vành và tuần hoàn máu não.
-
Một loại protein được tìm thấy trong C. sinensis góp phần vào đặc tính hạ huyết áp và điều hòa mạch máu bằng cách cải thiện việc sản xuất NO, giãn mạch.
-
Đông trùng hạ thảo giúp kiểm soát mức cholesterol, làm giảm cholesterol xấu – LDL, hỗ trợ dự phòng các biến chứng tim mạch ở người tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu. Cholesterol tăng cao cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.
-
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ năm 2014: C. sinensis làm giảm đáng kể tổn thương gan và tim ở chuột bị bệnh thận mãn tính.
-
Trên thực tế, Đông trùng hạ thảo được dùng nhiều để điều trị chứng rối loạn nhịp tim, một tình trạng nhịp tim quá chậm, quá nhanh hoặc không đều. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hợp chất cordycepin của đông trùng hạ thảo có thành phần phân tử tương tự như adenosine – một loại hoạt chất thường dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim).
-
Đông trùng hạ thảo chiết xuất cũng đã được tìm thấy như một nguồn đầy hứa hẹn để tăng cung lượng tim lên đến 60% khi điều trị thông thường đối với bệnh suy tim mãn tính. Nó cũng làm giảm đáng kể độ nhớt của máu và mức độ fibrinogen ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
2. Hướng dẫn sử dụng đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp
Thông thường cách dùng phổ biến cho người tăng huyết áp là ăn trực tiếp, chế biến thành thức ăn, pha trà.
-
Cách ăn trực tiếp: Ngâm đông trùng hạ thảo khô vào nước ấm 60 độ. Sau khoảng 3 phút, khi trùng thảo đã mềm có thể nhai trực tiếp. Mỗi ngày có thể dùng từ 3-8g.
-
Khi chế biến thành thức ăn có thể ở dạng hầm gà, chim câu cùng các vị thuốc bắc khác như hoài sơn, câu kỷ tử, long nhãn… Thường dùng khoảng 6-10g đông trùng hạ thảo.
-
Khi hãm trà có thể hãm độc vị đông trùng hạ thảo trong nước ấm 60 độ. Khoảng 5g/ 500ml nước. Có thể kết hợp với 10g táo đỏ, 10g kỷ tử.
Người tăng huyết áp không nên dùng đông trùng hạ thảo ngâm rượu vì rượu dễ ảnh hưởng đến trị số huyết áp.
Liều dùng đông trùng hạ thảo cũng khác nhau phụ thuộc vào loại đông trùng hạ thảo. Vì vậy để biết chính xác liều dùng, người bệnh tăng huyết áp cần có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp đông trùng hạ thảo.
Ngoài ra, để an toàn và tiện lợi hơn, người tăng huyết áp có thể sử dụng các chế phẩm, viên thực phẩm bổ sung có thành phần đông trùng hạ thảo.
Với lợi thế bảo toàn được dưỡng chất tiệm cận so với trùng thảo tự nhiên, đông trùng hạ thảo Dược Quý Đường được nhiều người tin dùng bởi các ưu điểm vượt trội như: tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ và nuôi dưỡng các cơ quan chức năng trọng yếu trong cơ thể: tim, gan, phổi, thận… Ngoài ra, còn được các chuyên gia công nhận về tác dụng tăng cường và cải thiện chức năng sinh lí ở nam, nữ giới.
3. Lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu tự nhiên được người dân ưa chuộng hiện nay vì họ tin tưởng vào liệu pháp tự nhiên hạ huyết áp từ hơn là các thuốc tây y. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức huyết áp cũng như các bệnh lý nền kèm theo mà liều dùng và cách dùng đông trùng hạ thảo khác nhau.
Bên cạnh việc sử dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, người bệnh vẫn cần duy trì thuốc và các hướng dẫn về chế độ ăn và tập luyện của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng đông trùng hạ thảo cũng như không thay thế các thuốc điều trị huyết áp bằng đông trùng hạ thảo.
Với các trường hợp đang điều trị thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường… cần hết sức thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Đông trùng hạ thảo chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp chứ chưa được nghiên cứu để trở thành giải pháp điều trị tăng huyết áp. Vì thế người bệnh cần hiểu rõ tránh nhầm lẫn khái niệm dẫn đến những sai lầm trong điều trị.
Trên thị trường hiện có rất nhiều đông trùng hạ thảo kém chất lượng thậm chí bị làm giả. Người bệnh tăng huyết áp cần tìm mua đông trùng hạ thảo tại các cơ sở được cấp phép, có đầy đủ giấy tờ chứng minh hàm lượng các loại hoạt chất cần thiết như Cordycepin, Adenosine…
Trích nguồn