Tinh bột là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá nhiều tinh bột đặc biệt là tinh bột dạng tinh chế thường sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Do đó, thay thế bằng tinh bột chuyển hóa chậm là một hướng đi mới được nhiều người sử dụng trong các thực đơn ăn kiêng.
1. Tinh bột chuyển hóa chậm là gì
Tinh bột chuyển hóa chậm là một dạng tinh bột có tốc độ chuyển hóa chậm hơn tinh bột tinh chế từ đó tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Những thực phẩm hàng ngày có thể cung cấp tinh bột chuyển hóa chậm cho cơ thể, đồng thời cơ thể cũng chuyển hóa dinh dưỡng nạp vào thành tinh bột chậm thông qua một số thực phẩm.
Tinh bột chuyển hóa chậm còn được giữ lại cơ thể sau khi di chuyển đến dạ dày ruột. Phần tinh bột sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ đi đến ruột non và tiếp tục phản ứng với men vi sinh đường ruột. Những lợi khuẩn sẽ tiêu thụ lượng tinh bột còn lại để phát triển và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Như vậy, tinh bột chậm là một dạng tinh bột lành mạnh. Bên cạnh làm chậm quá trình chuyển hóa tăng hấp thụ còn là nguồn nuôi dưỡng những men vi sinh ở đường ruột.
2. Những lợi ích của tinh bột chuyển hóa chậm
Tinh bột chậm có khả năng hoạt động giống chất xơ hòa tan nên không gây dư thừa hay làm tích tụ mỡ trong cơ thể.
-
Tinh bột chậm là nguồn thức ăn nuôi dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột.
-
Lượng tinh bột chậm mà cơ thể hấp thụ được sẽ phân giải chậm giúp lượng đường trong máu không bị tăng cao đột ngột.
-
Tinh bột chậm được vi khuẩn hấp thụ và sinh ra chuỗi ngắn các axit béo tiếp tục hỗ trợ hoạt động sống của cơ thể.
-
Sử dụng đủ tinh bột chậm có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin đặc biệt đối với bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.
-
Tinh bột chậm giúp cân bằng pH làm giảm viêm và phòng ngừa bệnh viêm ruột kết.
-
Hấp thụ tinh bột chậm có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư trực tràng và tử vong do ung thư này gây ra.
3. Một số lưu ý khi sử dụng tinh bột mỗi ngày
Tinh bột chuyển hóa chậm dễ dàng tìm thấy trong nhiều nhóm thực phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc, trái cây,.... Tuy nhiên cơ thể cũng có thể tự sản sinh ra tinh bột chậm trong quá trình chuyển hóa. Do đó định lượng tinh bột phù hợp cho nhu cầu của cơ thể là vấn đề cần được lưu ý. Tinh bột chậm có thể thay thế tinh bột tinh chế để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều tinh bột chậm. Ngoài ra, cách chế biến thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến biến đổi đặc tính dinh dưỡng của tinh bột chậm nên cũng cần hết sức lưu ý.
Khi giảm tinh bột tinh chế từ những thực phẩm có lượng tinh bột cao sang tinh bột chậm, cơ thể sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, tinh bột chậm không chỉ thúc đẩy chuyển hóa tăng hấp thụ dinh dưỡng mà còn là giải pháp bổ sung tinh bột lành mạnh cho những ai có nhu cầu giảm cân và duy trì cân nặng.
Tinh bột chậm cung cấp năng lượng ổn định và duy trì sự no lâu hơn sau khi ăn, giúp kiểm soát cảm giác đói và hỗ trợ quá trình giảm cân.