Rau cải xanh còn có tên gọi khác là cải xanh, rau cải cay, giới tử, cải bẹ xanh, rau cải dưa… có vị cay đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống. Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là bài thuốc chữa bệnh từ rau cải xanh mời bà con tham khảo.
Rau cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Giúp loại trừ độc tố ra khỏi cơ thể: 4g hạt cải canh, 12g hạt tía tô, 12g hạt của cải đem sắc uống chia làm 2 lần. Công thức này có thể trị một bệnh như ho đờm, hen, tức ngực... Hạt cải canh nghiền mịn trộn giấm đắp lên các vị trị mụn nhọt sẽ có công dụng.
Chữa mụn nhọt: Lấy củ hành ta và hạt cây cải canh lượng bằng nhau. Hành củ lột vỏ, giã nát. Hạt cải tán bột mịn. Trộn chung hai thứ lại với nhau làm thuốc đắp lên chỗ mụn nhọt. Tiến hành đắp thuốc mỗi ngày 1 lần cho đến khi mụn nhọt biến mất thì ngưng.
Chữa đau dạ dày: Dùng 3,5g hạt cải canh đem tán hạt cải thành bột uống cùng một chút rượu nóng. Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần.
Chữa ho, trừ đờm tại nhà: Chuẩn bị 4g hạt cây rau cải canh kết hợp với hạt cải củ và hạt tía tô mỗi thứ 12g. Đem sắc với 5 bát nước cho cạn còn 2 bát. Chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Chữa viêm khí quản: Lấy hạt cải canh và hạt củ cải đem sao thơm, cho vào ấm nấu với 600ml nước. Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Gạn thuốc chia 3 lần uống.
Hạt cải canh chữa viêm họng: Chuẩn bị hạt cải rồi đem giã nhuyễn hạt cải rồi cho thêm một ít nước sạch vào. Khuấy đều để được một hỗn hợp sền sệt. Để trị viêm họng, đắp thuốc vào ngay yết hầu rồi băng gạc cố định lại trong 3 – 4 tiếng.
Bổ gân xương: Chuẩn bị rau cải canh lượng đủ ăn cho một bữa, cua đồng, 2 lát gừng tươi và các gia vị thông dụng. Lấy cải canh sau khi rửa sạch đem xắt nhỏ. Cua đồng xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, đun sôi mới thả rau và gừng vào. Khi rau chín, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Mỗi tuần ăn khoảng 3 bữa.
Trị đau nhức xương khớp: Chuẩn bị hạt cải, một ít bột mì. Đem giã nát hạt cải canh rồi trộn chung với bột mì làm thuốc đắp vào vị trí đau.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Người bị bệnh gout nên tăng cường bổ sung rau cải canh trong thực đơn. Có thể tiêu thụ thực phẩm này dưới dạng nấu canh, sắc nước uống. Trường hợp đang trong các đợt gout cấp tính thì hãy lấy cải canh giã nát và đắp trực tiệp vào khớp bị sưng đau mỗi ngày vài ba lần.
Bồi bổ sức khỏe cho trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị 2 lạng cải canh, 1 lạng thịt lợn xay, gừng tươi, hành lá. Đem rau cải canh nấu chung với thịt xay ăn 3 – 4 lần mỗi tuần.
Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đi tiểu khó, nước tiểu đục: Chuẩn bị rau cải canh, thịt ngao đem nấu thịt ngao với rau cải thành canh, ăn cách ngày một lần.
Giải nhiệt, trị nóng trong: Dùng rau cải tươi nấu nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp trị nóng trong, mang lại cảm giác dễ dịu cho người dùng.
Trị sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu, đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp: Dùng 2 lạng cải canh, 40g gừng tươi, 1 lạng thịt cá rô đồng. Cải canh nhặt rửa sạch sẽ, cắt nhỏ. Gừng tươi đập dập. Phi hành thơm rồi cho lượng nước vừa đủ dùng vào nấu cùng thịt cá và gừng. Chờ khi nước sôi, thả rau vào, đảo đều cho sôi trở lại và nêm gia vị, tắt bếp. Dùng món canh rau cải nấu gừng mỗi ngày một lần để nhanh chóng chấm dứt được các triệu chứng khó chịu.
Chữa viêm gan, vàng da, cao men gan: Chuẩn bị nguyên liệu là 1 con cá chép cỡ vừa, cải canh muối chua, hành lá. Cá sơ chế sạch sẽ rồi bỏ vào nồi om cùng với dưa cho đến khi chín. Nêm thêm chút gia vị, rải hành lá lên trên và dọn ra thưởng thức. Dùng món này đều đặn sẽ giúp cải thiện các vấn đề về gan.
Giúp phòng chống táo bón: Chuẩn bị 200g dưa cải canh, 200g ruột già lợn, gừng tươi. Đem ruột già bóp muối, chanh và rửa nhiều lần cho sạch, để ráo nước, cắt thành đoạn ngắn vừa ăn, ướp với chút hạt nêm, tiêu. Phi hành, gừng rồi cho ruột già vào xào cho chín tái. Tiếp tục cho dưa vào xào chung. Dùng món này mỗi tuần 2 lần sẽ giúp bổ sung chất xơ và lợi khuẩn cho đường ruột, kích thích tiêu hóa.
Lưu ý:
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn cải canh dưới mọi hình thức
Trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn rau cải canh sống.
Nên ăn dưa cải xanh khi chuyển sang màu vàng. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận./.
Trích nguồn