Ngày nay, chúng ta thường nghe những cụm từ như “thực phẩm kiềm”, “thực phẩm axit” hay lời khuyên “nên ăn thực phẩm giàu kiềm, tránh ăn “thực phẩm giàu axit” đang ngày càng lan truyền đến với mọi người nhằm tạo nên một lối sống lành mạnh và cân bằng cho mọi người.
Nhưng có ai thực sự hiểu rõ như thế nào gọi là thực phẩm kiềm, thực phẩm axit? Thức ăn tạo kiềm có phải là thực phẩm tính kiềm không? Có phải nên loại bỏ thức ăn axit ra khỏi chế độ ăn?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ hiểu đúng về thực phẩm kiềm và axit; khám phá những nguồn thực phẩm axit và kiềm phổ biến, cùng những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách cân bằng cơ thể và tận dụng những điểm mạnh của từng loại thực phẩm để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh hướng về tự nhiên nhất.
Các nhà khoa học và dinh dưỡng cho rằng đa số bệnh tật đến từ sự mất cân bằng axit và kiềm
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi nguyên nhân của vô số bệnh tật ngày nay là do đâu chưa?
Các nhà khoa học và dinh dưỡng học cho rằng câu trả lời đơn giản là do sự mất cân bằng axit & kiềm.
Phản ứng tạo axit và kiềm trong cơ thể khi ăn các thức ăn?
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn tạo axit có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ. Lối sống hiện đại và cả chế độ ăn gây ra tình trạng nhiễm axit chính bên trong cơ thể. Chế độ ăn của Phương tây gồm nhiều thức ăn tạo axit như protein, ngũ cốc, đường… (pH của bia = 2,5; pH của Coca -Cola = 2; pH của Cà phê = 4) và ít thức ăn tạo kiềm như rau, muối, rong biển, miso. Chất kích thích như thuốc lá, café, chè, rượu gây axit mạnh nhất. Căng thẳng, thiếu hoạt động hay hoạt động nhiều quá sức đều gây tình trạng bị nhiễm axit.
Nhiều loại thực phẩm có tính kiềm hoặc bản chất là trung tính, nhưng qua quá trình chế biến công nghiệp trở thành tạo axit. Những thứ này thường được giới truyền thông quảng cáo ca ngợi là tiện lợi và tốt cho sức khoẻ và được bày kín trên các kệ hàng trong siêu thị.
Tốt nhất tiêu thụ ít nhất 60% các loại thức ăn tạo kiềm để duy trì sức khoẻ. Cần ăn nhiều rau tươi, chút hoa quả để cân bằng lượng protein (thức ăn tạo axit) cần thiết hàng ngày. Cần tránh thức ăn chế biến sẵn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm có đường không chỉ bởi vì chúng tạo ra axit mà còn bởi vì chúng làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh dễ gây ra béo phì. Thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng kém ngoài ra còn có thể gây độc hại cho cơ thể.
Độ pH của cơ thể là gì?
Nước có nhiều nhất trong cơ thể. Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. pH là thước đo độ axit hay kiềm của một dung dịch, là tỷ lệ giữa các ion mang điện tích dương (tạo axit) và các ion mang điện tích âm (tạo kiềm). Độ pH trong khoảng từ 0 đến 14. pH=7 là trung tính. Bất cứ thứ gì pH lớn hơn 7 thì là kiềm, bất cứ thứ gì pH bé hơn 7 thì là axit. pH máu người ≈ 7,35 ¸7,45 tức là hơi kiềm. Độ pH trên hoặc dưới phạm vi này có nghĩa là có triệu chứng bệnh tật. Nếu pH máu dưới 6,8 hoặc trên 7,8 thì các tế bào ngừng hoạt động và cơ thể chết. Do đó cơ thể có hệ thống điều tiết liên tục làm việc để duy trì độ cân bằng pH =7,4. Khi sự cân bằng này bị mất thì nhiều vấn đề xảy ra.
Một chế độ ăn uống mất cân bằng do tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm tạo axit như protein động vật, đường, café, thực phẩm chế biến gây áp lực lên hệ thống điều tiết của cơ thể nhằm duy trì pH=7,4. Để làm kiềm hoá máu đang bị nhiễm axit cơ thể phải lấy kiềm như Natri, Kali, Magie, Canxi từ các nguồn có sẵn. Kiềm (khoáng chất) được rút ra từ cơ quan và xương để trung hoà axit bằng phản ứng hoá học Axit + Kiềm = Muối + Nước sau đó loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Tình trạng này nếu kéo dài trở thành nghiêm trọng khiến cơ thể bị bệnh do thiếu kiềm.
Các vấn đề gây ra do thiếu kiềm
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu cơ thể không ở độ pH kiềm nhẹ (=7,4) thì cơ thể không thể tự lành bệnh. Tình trạng axit hoá sẽ làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, khiến tế bào giảm khả năng tự sửa chữa, cơ thể giảm khả năng sửa chữa các tế bào ung thư, giảm khả năng giải độc kim loại nặng, làm cho tế bào khối u phát triển mạnh, và làm cho có thể dễ bị mệt mỏi và bệnh tật.
pH có tính axit có thể xảy ra do chế độ ăn tạo nhiều axit, căng thẳng, quá tải chất độc hại. Cơ thể sẽ cố gắng bù đắp để kiềm hoá độ pH máu có tính axit bằng cách sử dụng các khoáng chất kiềm. Nếu không đủ để kiềm hoá máu thì tế bào sẽ tích tụ axit.
Tình trạng axit có thể gây ra các vấn đề như:
-
Vấn đề về tim mạch.
-
Tăng cân, béo phì và tiểu đường.
-
Viêm bàng quang
-
Sỏi thận.
-
Suy giảm miễn dịch.
-
Tăng các gốc tự do.
-
Vấn đề nội tiết.
-
Lão hóa sớm.
-
Loãng xương và đau khớp.
-
Đau cơ bắp và tích tụ axit lactic.
-
Năng lượng thấp và mệt mỏi mãn tính.
|
-
Tiêu hóa chậm.
-
Nấm men / phát triển quá mức của nấm.
-
Thiếu năng lượng và mệt mỏi.
-
Nhiệt độ cơ thể thấp hơn.
-
Có xu hướng bị nhiễm trùng.
-
Mất niềm vui, và sự nhiệt tình.
-
Xu hướng trầm cảm.
-
Dễ dàng xúc động.
-
Da xanh xao.
-
Nhức đầu.
-
Viêm giác mạc và mí mắt.
|
-
Rụng răng và đau răng.
-
Viêm nướu răng
-
Loét miệng và loét dạ dày.
-
Các vết nứt ở các góc của đôi môi.
-
Acid dạ dày dư thừa.
-
Viêm dạ dày.
-
Móng tay mỏng và dễ dàng gãy.
-
Tóc rụng
-
Da khô.
-
Da dễ bị kích thích.
-
Chuột rút ở chân và co thắt.
-
Kém thông minh
|
Làm thế nào để kiểm tra độ pH của cơ thể?
Kiểm tra độ pH của cơ thể với giấy thử pH
Thời gian tốt nhất để kiểm tra độ pH là khoảng 1h trước bữa ăn hoặc 2h sau bữa ăn.
Kiểm tra pH nước bọt bằng giấy quỳ thử pH
Đơn giản chỉ cần làm ướt một mảnh giấy quỳ thử pH bằng nước bọt của bạn. Nói chung nước bọt có tính axit hơn máu, pH của nước bọt phản ánh máu và cho chúng ta biết vấn đề của bản thân. pH tối ưu của nước bọt là 6,4÷6,8. Nếu độ pH thấp hơn 6,4 là chứng tỏ dự trữ kiềm đủ. Sau khi ăn các pH nước bọt sẽ tăng lên 7,5 hoặc hơn (hơi kiềm). Nếu chệch khỏi pH nước bọt lý tưởng trong một thời gian dài dễ bị bệnh. Nếu nước bọt trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,5 tất cả các ngày, cơ thể của bạn đang khoẻ mạnh.
Một thời gian dài trong trạng thái pH axit, có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, lupus, bệnh lao, bệnh loãng xương, huyết áp cao, hầu hết các bệnh ung thư. Nếu pH nước bọt vẫn quá thấp, chế độ ăn uống nên tập trung vào trái cây, rau và nước khoáng cũng như loại bỏ các chất tạo axit mạnh như bột ngọt, bột mỳ và thịt đỏ.
2. Thực phẩm axit hoặc kiềm có phải là thực phẩm tạo axit hoặc kiềm ?
Như đã tìm hiểu, chúng ta đã biết được pH lý tưởng cơ thể là ở mức trung tính hoặc kiềm. Vậy câu hỏi đặt ra là thực phẩm axit hoặc kiềm có phải là thực phẩm tạo axit hoặc kiềm ?
Chúng ta cần làm rõ hai khái niệm khác nhau là thực phẩm axit hoặc kiềm và thực phẩm tạo axit hoặc kiềm.
Thực phẩm axit hoặc kiềm
Thực phẩm axit hoặc kiềm là những loại thực phẩm có chứa axit hoặc kiềm; và để xác định có axit hay kiềm sẽ dựa vào độ pH của thực phẩm đó.
Thực phẩm tạo axit hoặc kiềm
Lưu ý rằng, thực phẩm tạo axit hoặc kiềm sẽ không liên quan đến độ pH của thực phẩm đó. Tức là, chúng ta đang nói đến một thực phẩm chế biến thành thức ăn gây tác động axit hoặc kiềm trong cơ thể sau khi tiêu hoá và chuyển hoá.
Ví dụ như, những loại trái cây có vị chua như cam, chanh, dứa có pH: 1.9 - 3.5 được xếp vào thực phẩm có tính axit nhưng khi ăn vào, sau một loạt quá trình tiêu hoá và chuyển hoá lại tạo ra sản phẩm có tính kiềm; vì vậy cam chanh dứa lại được coi là thực phẩm tạo kiềm. Hoặc như ở các loại thịt động vật đo pH được xếp vào thực phẩm kiềm nhưng sau khi ăn vào, tiêu hoá, chuyển hoá protein dư thừa sẽ phân huỷ tạo nitơ urê trong máu và bắt thận thải ra nước và các chất khoáng tạo kiềm. Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều thịt hoặc thực phẩm chế biến từ động vật sẽ là yếu tố làm tăng axit trong máu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể sản sinh dư thừa axit trong dạ dày sẽ gây mất cân bằng quá trình chuyển hoá pH, về lâu dài sẽ gây: triệu chứng của alkalosis - là trạng thái mất cân bằng pH dẫn đến sự tăng nồng độ kiềm trong cơ thể bao gồm cảm giác hoa mắt, co cơ và lo lắng; ảnh hưởng đến hệ hô hấp; tăng nồng độ đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường; tăng hình thành sỏi thận do sự tích tụ các chất khoáng trong niệu quản.
Một số thực phẩm tạo kiềm:
Rau xanh lá: cải xoong, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xanh, mướp đắng, dưa chuột, cà chua.
Trái cây: cam, chanh, dứa, lựu, mơ, nho, lê, táo
Khoai củ: khoai lang, củ cải đường, khoai tây, khoai sọ
Nước: nước lọc, nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước dừa.
Tương miso
Một số thực phẩm tạo axit:
Thịt và hải sản: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, thịt xông khói, xúc xích, cá, tôm, cua, ốc, hàu
Dầu, mỡ động vật, bơ, phô mai, kem và sữa đã qua chế biến
Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, bánh kẹo ngọt…
Nước ngọt có ga, cà phê, bia rượu, trà.
3. Quy tắc 75/25 - duy trì sự cân bằng giữa các thực phẩm tạo axit và kiềm
Chúng ta phải hiểu rằng việc tiêu thụ một số lượng nhất định các thực phẩm tạo axit không gây hại cho cơ thể. Quy tắc 75/25 sẽ giúp chế độ ăn uống của bạn cân bằng hơn bằng cách mỗi bữa ăn ăn 75% thực phẩm tạo kiềm và 25% thực phẩm tạo axit.
Chúng ta:
Không nên:
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tạo axit như: thịt đỏ, đường, thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán, thực phẩm nhiều muối…
Sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá và các đồ uống có gas, cà phê…
Sống lối sống thụ động, căng thẳng lo âu.
Nên:
Ăn đa dạng các loại thực phẩm thịt cá, sữa, rau và trái cây, chất béo lành mạnh từ thực vật (dầu oliu, dầu nành, dầu hạt cải)
Tăng cường bổ sung rau và trái cây trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt là các loại rau và trái cây tạo kiềm.
Uống đủ nước hằng ngày; hãy đảm bảo bạn uống ít nhất 8 ly nước/ngày.
Hãy kiểm soát căng thẳng bằng các phương pháp như thiền, yoga, vận động thể lực.
Tăng cường vận động thể lực tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
Lời khuyên
Mức pH trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe và môi trường. Sự mất cân bằng pH có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đã tìm hiểu. Chính vì vậy, chúng ta cần duy trì cân bằng axit - kiềm trong cơ thể là thông qua một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng đa dạng thực phẩm, tập luyện đều đặn và giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.
Quy tắc 75/25 sẽ giúp chế độ ăn uống của bạn cân bằng hơn bằng cách mỗi bữa ăn ăn 75% thực phẩm tạo kiềm và 25% thực phẩm tạo axit.